Hướng dẫn thủ tục xin GIẢM THUẾ khi đi XKLĐ Nhật Bản

Theo luật của Nhật Bản, nếu bạn đang sinh sống và có thu nhập tại đất nước này thì đều phải có nghĩa vụ đóng thuế. Đây được coi là khoản chi phí không hề nhỏ đối với người lao động. Tuy nhiên, nếu bạn có thể chứng minh được bạn có người phụ thuộc về kinh tế như cha, mẹ, vợ, con…thì bạn sẽ được miễn giảm một khoản thuế kha khá. Hãy tham khảo cách xin giảm thuế tại Nhật dưới đây nhé.

1. Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản người lao động phải đóng các loại thuế nào?

Khi làm việc tại Nhật bản, thực tập sinh phải có trách nhiệm đóng các loại thuế cơ bản sau:

Thuế thị dân (thuế của thành phố)

Thuế huyện dân (thuế của tỉnh/huyện – nơi thực tập sinh làm việc)

Thuế thu nhập ( trường hợp tổng thu nhập của bạn trong 1 năm dưới 103 man thì sẽ không phải nộp khoản thuế này)

Trong đó:

Thuế thị dân và thuế cư trú là khoản tiền mà các thực tập sinh tại địa phương đó phải nộp cho cơ quan thuế của địa phương. Nhằm góp phần duy trì các dịch vụ phúc lợi – xã hội tại nơi mình sinh sống bao gồm giáo dục, thu gom rác thải, phòng cháy chữa cháy…Đây là khoản thuế mà tất cả các cá nhân có thu nhập trong một năm trên 1 triệu yên/năm đều phải nộp. Do đó, những thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản trong năm đầu sẽ không phải đóng khoản thuế này mà sẽ đóng từ năm thứ 2.

Thuế thu nhập cá nhân tại Nhật khá giống với các thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam. Với khoản thuế này, thực tập sinh sẽ phải đóng khi thu nhập trên 103 man/năm. Hầu hết các thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản đều có mức lương cơ bản tầm 26-32 triệu đồng- tương đương 13-16 man. Nếu tính cả năm thì chắc chắn thu nhập của thực tập sinh sẽ trên 103 man.

Cả 3 loại thuế trên đều được tính dựa trên tổng thu nhập một năm của thực tập sinh. Do đó tùy vào mỗi cá nhân mà khoản thuế có sự chênh lệch. Ngoài các loại thuế trên, thực tập sinh còn phải đóng bảo hiểm bắt buộc do chính phủ Nhật Bản quy định như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm lương hưu.

2. Cách xin giảm thuế ở Nhật – người lao động nên biết

Thực tập sinh khi làm việc tại Nhật Bản chắc chắn sẽ phải nộp thuế. Do đó, để có thể giảm khoản thuế này thì người lao động cần chứng minh bạn đủ điều kiện để được giảm thuế. Một trong những cách mà thực tập sinh sử dụng đó là chứng minh có người phụ thuộc cần nuôi dưỡng tại Việt Nam như gửi tiền cho bố mẹ, gửi tiền về nuôi em ăn học, gửi tiền về chu cấp cho anh trai, chị gái…

Một số điểm chú ý khi bạn làm giấy chứng nhận người phụ thuộc:

Phải có hóa đơn ghi rõ tên người nhận đúng theo bản đăng ký người phụng dưỡng

Con nhỏ là đối tượng phụng dưỡng nhưng lại không phải là đối tượng hoàn thuế do không mở được tài khoản ngân hàng. Con trên 16 tuổi thì bắt đầu được tính giảm

Không quy định rõ số tiền phải gửi về là bao nhiêu nhưng bạn nên gửi 10 man/người mỗi năm.

Có chứng nhận mối quan hệ với người phụng dưỡng

Không quy định số người phụng dưỡng

Hình thức chuyển tiền là phải chuyển khoản qua ngân hàng hoặc qua thẻ SBT, thẻ DCOM

Đọc thêm: Nenkin là gì? Hướng dẫn lấy tiền hoàn thuế Nenkin Nhật Bản

3. Cách xin miễn thuế tại Nhật – Thủ tục đăng ký người phụ thuộc

Thông thường thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản trong 1 năm sẽ phải đóng khoảng 12-15 man tiền thuế. Vì vậy, để xin giảm thuế tại Nhật bạn cần làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc. Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

Tờ khai xin giảm thuế tại Nhật do có người phụ thuộc (給与所得者の扶養控除等申告)

Nếu bạn đi làm và đón vợ sang ở cùng, vợ bạn có thu nhập dưới 103 man/năm -> điền vào phần A

Nếu bạn có gửi tiền về phụng dưỡng cho bố mẹ ở Việt Nam và thu nhập của bố mẹ bạn cũng dưới 103 man/năm —> điền thêm thông tin bố mẹ bạn vào phần B.

Nếu bạn hoặc người phụ thuộc là người khuyết tật hoặc góa vợ, góa chồng hoặc là sinh viên đi làm thêm -> khoanh tròn vào vị trí tương ứng ở phần C.

Điền thông tin về người có chung người phụ thuộc kinh tế được hoàn thuế như bạn vào phần D. Ví dụ bạn và vợ đều đi làm, có một người con dưới 20 tuổi thì chỉ một người được hoàn thuế (hoặc vợ hoặc chồng).

Nếu người phụ thuộc kinh tế của bạn dưới 16 tuổi -> điền tên người phụ thuộc dưới 16 tuổi vào phần E.

Lưu ý:

Trường hợp bạn đăng ký bố và mẹ phụ thuộc kinh tế vào minh, thì cần phải có thêm 2 giấy tờ chứng minh khác được nộp kèm với bản khai trên

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc hộ khẩu thường trú chứng minh mối quan hệ của bạn và bố mẹ.
  • Giấy tờ chứng minh bạn có chuyền tiền về cho bố mẹ bạn do ngân hàng hoặc các cơ quan tài chính phát hành.

Hy vọng những nội dung trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về cách xin giảm thuế ở Nhật. Trường hợp bạn đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Công ty HVTC, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách viết đơn xin giảm thuế ở Nhật cũng như các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Còn bất cứ thắc mắc nào về chương trình, bạn có thể liên hệ theo:

Công ty cổ phần phát triển nhân lực HTVC Quốc tế (HTVC OVERSEAS COMPANY)

Trụ sở chính: C21, Lô DD Khu Đô Thị Mới Mỹ Đình- Mễ Trì- Phường Mỹ Đình 1- Nam Từ Liêm- Hà Nội.

TRUNG TÂM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HVTC QUỐC TẾ

  •  Địa chỉ: Dốc Kẻ, Thượng Cát, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  •  Số điện thoại: 1900.98.99.36
  •  Email: xuatkhaulaodonghvtc@gmail.com
  •  Website: xuatkhaulaodonghvtc.vn – xuatkhaulaodonghvtc.com

Hoặc để lại thông tin trên website. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất!

Chúc các bạn thành công!

Tags: , , ,