9 vấn đề về thuế thu nhập cá nhân tại Nhật Bản mà lao động cần biết!

Đóng thuế là nghĩa vụ của tất cả mọi người. Tuy nhiên các điều khoản về thuế, cách tính thuế thu nhập cá nhân tại Nhật lại rất phức tạp, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ được. Vậy nên bài viết này xuatkhaulaodonghvtc.com tổng hợp cho bạn tất cả các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân chính xác và rõ ràng nhất.

Đóng thuế là nghĩa vụ của tất cả mọi người. Tuy nhiên các điều khoản về thuế, cách tính thuế thu nhập cá nhân tại Nhật lại rất phức tạp, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ được.

Một năm đóng thuế bao nhiêu lần? Mỗi lần cần phải đóng bao nhiêu? Cách tính thuế như nào mới chính xác? Đây là những câu hỏi mà ít ai có thể trả lời được một cách nhanh gọn, đầy đủ và rõ ràng. Chính vì vậy, nội dung bài viết này sẽ giúp đơn giản hóa mọi vấn đề mà bạn đang băn khoăn khi đang làm việc học tập tại đất nước mặt trời mọc.

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế tính theo mức lương của bạn hàng tháng, đến một mốc nào đó theo cách tính của nhà nước bạn sẽ phải nộp thuế. Đối với học sinh, sinh viên du học, thực tập sinh thuế sẽ được trừ vào lương. Sau khi trừ công ty sẽ báo cho các bạn biết.

Đối với người nước ngoài sinh sống và làm việc tại đất nước Nhật Bản, thuế thu nhập cá nhân sẽ được quyết định bởi tình trạng cư trú. Những người nước ngoài sống ở Nhật dước 1 năm được sếp vào đối tượng không lưu trú. Họ chỉ phải đóng thuế cho khoản thu nhập người đó kiếm được tại Nhật Bản.

Người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Nhật trên 1 năm được phân ra thành 2 nhóm. Nhóm những người sinh sống tại Nhật dưới 5 năm và trên 5 năm. Cả 2 nhóm này đều được gọi là dân lưu trú, đối tượng này phải đóng thuế cho tất cả các nguồn thu nhập kiếm được. Kể cả thu nhập được gửi tới trong phạm vi đất nước Nhật Bản.

2. 3 nhóm đối tượng đóng thuế thu nhập cá nhân tại Nhật Bản

Để phục vụ cho mục đích đóng thuế, người sinh sống tại Nhật được chia làm 3 nhóm. Việc phân nhóm này không liên quan đến các loại visa

Không lưu trú

Những người sinh sống tại Nhật dưới 1 năm sẽ được coi là đối tượng không lưu trú. Người không lưu trú chỉ phải đóng các khoản thuế thu nhập có nguồn gốc tại Nhật Bản. Khoản thuế này không bao gồm các khoản thu nhập từ nước ngoài.

Lưu trú tạm thời

Là những người đã sinh sống tại Nhật từ 1- 5 năm, không có ý định ở lại mãi mãi. Đối tượng này sẽ phải nộp thuế cho tất cả các nguồn thu nhập. Ngoại trừ các nguồn thu nhập nước ngoài không được gửi tới Nhật.

Lưu trú vĩnh viễn

Những người đã sinh sống tại Nhật ít nhất 5 năm hoặc có ý định định cư mãi mãi tại Nhật được xếp vào nhóm lưu trú vĩnh viễn. Đối tượng này sẽ phải nộp thuế cho tất cả các khoản thu nhập tại Nhật và nước ngoài.

Phân loại
Thu nhập từ nguồn tại Nhật Bản
Thu nhập từ nguồn tại nước ngoài

Trả tại Nhật

Trả tại nước ngoài

Trả tại Nhật

Trả tại nước ngoài
Lưu trú Lưu trú tạm thời Tất cả các nguồn thu nhập tại Nhật đều phải đóng thuế Tất cả các nguồn thu nhập được trả tại nước ngoài đều phải đóng thuế Tất cả các nguồn thu nhập tại Nhật đều phải đóng thuế Chỉ phải đóng thuế cho nguồn thu nhập được chuyển tới Nhật
Lưu trú vĩnh viễn Tất cả thu nhập được trả tại nước ngoài đều phải đóng thuế
Không lưu trú Phải đóng thuế thu nhập Không phải đóng thuế thu nhập

3. Thuế suất

Đối tượng lưu trú

Mức thuế suất trong bảng dưới đây được áp dụng cho tổng thu nhập bị tính thuế. Thu nhập bị tính thuế là khoản thu nhập sau khi đã được trừ các khoản thu nhập miễn thuế. Mức thuế này cũng được áp dụng cho cả đối tượng lưu trú tạm thời và lưu trú vĩnh viễn. Người có thu nhập dưới 87.500 Yên/tháng hoặc 103 Man/năm không phải đóng thuế thu nhập.

MỨC THU NHẬP MỨC THUẾ
Dưới 1.950.000 Yên 5%
Từ 1.950.001 đến 3.300.000 Yên 10%
Từ 3.300.001 đến 6.950.000 Yên 20%
Từ 6.950.001 đến 9.000.000 Yên 23%
Từ 9.000.001 đến 18.000.000 Yên 33%
Từ 18.000.001 đến 40.000.000 Yên 40%
Từ 40.000.001 Yên trở lên 43%
Đối tượng không lưu trú

Đối với những người thuộc nhóm này, thuế thu nhập sẽ được tính chung với mức thuế suất là 20.42%. Mức thuế suất này được tính trên tổng lương và trợ cấp có nguồn gốc từ Nhật. Không được trừ đi các khoản miễn trừ.

4. Khấu trừ thu nhập cá nhân

Loại
Các trường hợp áp dụng
Khấu trừ thiệt hại do tai nạn Trong trường hợp thiệt hại về tài sản hay đồ gia dụng do bị trộm cắp, thiên tai hoặc biển thủ
Khấu trừ chi phí ý tế Khi chi phí dành cho y tế hàng năm vượt quá một khoản tiền nhất định
Khấu trừ bảo hiểm xã hội Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội như phí bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm sức khỏe quốc dân, bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi, bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng, bảo hiểm lương hưu
Khấu trừ chi phí bảo hiểm hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ Tron g trường hợp có các khoản thanh toán phí bảo hiểm vào các hiệp hội tương hỗ cho các doanh nghiệp nhỏ theo Dự án hành động trợ cấp cho doanh nghiệp nhỏ, bảo hiểm lương hưu doanh nghiệp và bảo hiểm hưu trí cá nhân theo Đạo luật trợ cấp hưu bổng, phí bảo hiểm được trả vào quỹ hiệp hội tương hỗ cho những người tàn tật.
Khấu trừ phí bảo hiểm nhân thọ Trong trường hợp có các khoản thanh toán liên quan tới bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm chăm sóc y tế, bảo hiểm hưu trí cá nhân
Khấu trừ bảo hiểm động đất Nếu bạn phải chi trả bảo hiểm động đất, do tai nạn thiên tai dài hạn
Khấu trừ các khoản đóng góp Nếu bạn có đóng góp cho chính phủ Nhật Bản, đóng góp cho quê hương hay đóng góp cho hoạt động chính trị nhất định
Khấu trừ cho góa phu góa phụ Nếu là góa phu hoặc góa phụ
Miễn trừ cho học sinh, sinh viên lao động Nếu là học sinh, sinh viên lao động
Miễn trừ cho người khuyết tật Nếu bạn hoặc vợ/chồng đủ điều kiện được miễn trừ hoặc người lệ thuộc là người tàn tật
Miễn trừ cho vợ/chồng Nếu vợ/chồng bạn đủ điều kiện được miễn trừ
Miễn trừ đặc biệt cho vợ/chồng Nếu tổng thu nhập cả năm của bạn nhỏ hơn 10 triệu yên nhưng thu nhập cả năm của vợ/chồng bạn trên 380.000 yên và dưới 760.000 Yên
Miễn trừ cho người lệ thuộc Nếu bạn có người lệ thuộc đủ tiêu chuẩn được miễn trừ
Miễn trừ cơ bản Miễn trừ cơ bản là 380.000 Yên/năm

5. Thuế thu nhập cá nhân tại Nhật phải nộp khi nào?

Nếu công ty của bạn không trích thuế thu nhập từ lương thì tất cả các tiền thuế trong 1 năm phải nộp trước ngày 15 tháng 3 của năm tài kháo tiếp theo. Nếu bạn nộp thuế bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng thì hạn nộp sẽ là giữa tháng 4. Hai khoản trả trước sẽ được nộp vào giữa tháng 7 và tháng 11 của năm tính thuế. Khoản trả trước này được tính dựa theo thu nhập của năm trước đó.

Một ví dụ khi thanh toán thuế cho cả năm 2017. Hai khoản trả trước sẽ được nộp vào tháng 7 và tháng 11 của năm 2017. Số tiền còn lại của năm 2017 sẽ phải nộp đầy đủ trước ngày 15 tháng 3 năm 2019. Hoặc 20 tháng 4 năm 2019 nếu bạn nộp bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng.

Nếu công ty không trích thuế thu nhập vào lương của bạn thì số tiền thuế này phải được nộp thành từng phần theo quý trong năm tài khóa tiếp theo. Ví dụ thuế trong năm 2017 sẽ được trả 4 lần vào tháng 6, 8, 05/2020 và tháng 1/2019.

Đọc thêm: Tiền lương tối thiểu theo giờ cho người đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản

6. Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập tại Nhật được tính theo các bước sau:

[Tổng thu nhập 1 năm] – [Khoản được giảm trừ từ tổng thu nhập 1 năm] = [Thu nhập kiếm được]

[Thu nhập kiếm được] – [Khoản được giảm trừ từ thu nhập kiếm được] = [Thu nhập chịu thuế]

[Thu nhập chịu thuế] x [Thuế suất] = [Thuế thu nhập]

[Thuế thu nhập] – [Khoản được giảm trừ từ thuế thu nhập] = [Thuế thu nhập phải đóng]

7. Những lưu ý khi đăng ký người lệ thuộc

Đăng ký người lệ thuộc thì người đó phải trên 16 tuổi, người Việt Nam thường đăng ký vợ hoặc bố mẹ đẻ.

Để đăng ký người lệ thuộc thì người đó phải có quan hệ ruột thịt với người đăng ký (có tên trong sổ hộ tịch của người đăng ký) và có thu nhập dưới 103 Man/năm.

Nếu người lệ thuộc (vợ, bố, mẹ) trên 65 tuổi thì số tiền được miễn giảm không bị tính thuế là 48 Man.

Giấy tờ đăng ký người phụ thuộc cần phải có bản photo, dịch, công chứng sổ hộ tịch, giấy chứng nhận thu nhập (của người lệ thuộc), giấy tờ chứng minh gửi tiền về nhà hàng tháng cho người lệ thuộc. Những giấy tờ này sẽ được nộp cho văn phòng công ty sẽ hoàn tất thủ tục đăng ký.

8. Các cách nộp thuế thu nhập cá nhân tại Nhật

Thuế thu nhập cá nhân tại Nhật được thu theo hình thức tự khai tự nộp và thuế thu tại nguồn. Đối với hệ thống tự khai tự nộp thuế, người nộp thuế sẽ tự khai báo số tiền thuế mà người đó phải nộp. Trong khi đó hệ thống thuế thu tại nguồn, thuế sẽ được trích thẳng từ lương của người lao động. Thuế thu nhập của người lao động được nộp bởi công ty người đó đang làm việc. 

Nhờ có hệ thống thuế thu tại nguồn mà phần lớn người dân sinh sống và làm việc tại Nhật không phải tự khai tự nộp thuế của mình.

Cách tự khai nộp chỉ thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp:

  • Người đó rời Nhật Bản trước thời điểm tính thuế của năm.
  • Khi chủ, công ty của người đó đang làm ở ngoài nước Nhật, không giữ lại thuế thu nhập của người lao động.
  • Người đó làm cho hơn 1 công ty.
  • Nếu thu nhập hàng năm của người đó là trên 20.000.000 Yên.
  • Nếu người đó có nguồn thu nhập ngoài lớn hơn 200.000 Yên.

9. Trường hợp tính thuế thu nhập cá nhân sai, thống kê khai thuế

 

Trường hợp xảy ra những sai sót trong bản kê khai thuế hoặc các chi tiết khác, bạn cần chỉnh sửa tại các cách sau:

  • Nếu số tiền thuế phải nộp được kê khai ít hơn con số thực tế thì cần điền bản kê khai sửa đổi. Nếu người nộp thuế không tự nguyện khai báo thì cơ quan thuế sẽ kiểm tra lại và điều chỉnh về con số đúng.
  • Nếu số tiền thuế phải nộp được kê khai nhiều hơn con số thực tế thì người nộp thuế cần yêu cầu sửa đổi lại bản kê khai để trở về con số đúng.
  • Nếu người nộp thuế quên không hoàn thành bản kê khai đúng thời hạn thì người đó sẽ được yêu cầu hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu người nộp thuế không hoàn thành bất cứ bản kê khai nào thì cơ quan thuế sẽ quyết định số tiền thuế thu nhập cá nhân mà người đó phải nộp.

Trên đây là tất cả các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân tại Nhật Bản, hy vọng bài viết này sẽ hỗ trợ được các bạn trong quá trình sinh sống và làm việc tại đây. Nếu các bạn đã và đang có nhu cầu muốn đi xuất khẩu lao động hãy liên lạc với chúng tôi:

Công ty cổ phần phát triển nhân lực HTVC Quốc tế (HTVC OVERSEAS COMPANY)

Trụ sở chính: C21, Lô DD Khu Đô Thị Mới Mỹ Đình- Mễ Trì- Phường Mỹ Đình 1- Nam Từ Liêm- Hà Nội.

TRUNG TÂM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HVTC QUỐC TẾ

  •  Địa chỉ: Dốc Kẻ, Thượng Cát, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  •  Số điện thoại: 1900.98.99.36
  •  Email: xuatkhaulaodonghvtc@gmail.com
  •  Website: xuatkhaulaodonghvtc.vn – xuatkhaulaodonghvtc.com

Hoặc để lại thông tin trên website. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất!

Chúc các bạn thành công!